Tiểu sử và sự nghiệp Lê Đại Thanh

Những năm tuổi trẻ

Lê Đại Thanh sinh năm 1907 tại Hải Phòng trong một gia đình trí thức, quê gốc ở Thanh Hoá. Ông học bậc tiểu học tại trưòng Bonnal, Hải Phòng (nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng). Sau khi học xong tiểu học năm 1922, ông lên học trưòng Bưởi, Hà Nội.

Tốt nghiệp bằng Thành Chung, Lê Đại Thanh theo học ngành sư phạm.

Năm 1927, ra trường, ông được bổ nhiệm về dạy học tại Nam Định (1927 - 1932). Tại đây có hai học trò của ông sau này đã trở thành những nhà văn nổi tiếng là Nam CaoNguyên Hồng. Cũng tại Nam Định ông làm quen và kết bạn với một số chiến sĩ cách mạng và những thanh niên có tư tưởng yêu nước như Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Công Mỹ, Bùi Đình Đổng nên bị chuyển công tác lên Hoà Bình (1933).

Năm sau lại bị điều đi xa hơn, tận Nước Hai, Cao Bằng. Học sinh của ông ở Cao Bằng sau này nhiều người trở thành tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam như Bằng Giang, Nam Long.

Năm 1935, Lê Đại Thanh được chuyển về công tác gần quê nhà tại trường Hàng Kênh, thuộc huyện Hải An, tỉnh Kiến An (trước đây vốn tách ra từ tỉnh Hải Phòng thành tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng). Tới năm 1941 ông quay trở lại mái trường cũ Bonnal với cương vị là một thầy giáo và dạy học ở đây cho đến năm 1945.

Hoạt động cách mạng

Trong thời gian dạy học ở Nam Định, Lê Đại Thanh quen và kết bạn với một số chiến sĩ cách mạng và những thanh niên có tư tưởng yêu nước nên bị chính quyền bảo hộ chuyển công tác lên Hoà Bình rồi Cao Bằng. Học sinh của ông ở Cao Bằng sau này nhiều người trở thành tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam như Bằng Giang, Nam Long...

Năm 1935 ông được chuyển về Kiến An, Hải Phòng dạy học. Cũng trong giai đoạn này ông đã bí mật liên hệ với cách mạng và được cán bộ cách mạng phân công hoạt động trong các phong trào công khai như Hội truyền bá Quốc ngữ và phong trào thể dục thể thao Đuycuaroa. Ông còn bí mật quyên tiền mua súng cho cách mạng.

Tháng 5 năm 1945, Lê Đại Thanh bị hiến binh Nhật bắt khi đang diễn thuyết tại hội quán AFA.